Đại học Harvard được xem là ngôi trường “Lâu đời, Giàu có, Nổi tiếng nhất tại nước Mỹ”. Đây cũng là trường đại học lớn nhất và tốt nhất thuộc Top 1 trên thế giới. Có rất nhiều sinh viên Việt Nam đã và đang học tập tại ngôi trường danh giá này. Dưới đây là một số thông tin về ngôi dùng này, cùng duhoctms.edu.vn cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Đại học Harvard
Đại học Harvard được thành lập vào năm 1636, tính đến hiện tại đây là ngôi trường trải qua mấy trăm năm lịch sử vang dội. Trước đó Đại học Harvard được thành lập bởi Cơ quan Lập pháp thuộc địa Vịnh Massachusetts và không lâu sau đó đặt theo tên của John Harvard – người đã hiến tặng của cải cho trường.
Sự giàu có của ngôi trường này đến từ việc trường đã đào tạo nên những nhân vật mang tầm cỡ quốc tế, giàu có và có tài sản đồ sộ. Chưa hết, chất lượng đào tạo học tập của trường thuộc dạng top đầu trên thế giới. Cho nên sinh viên học tự túc tại đây cần phải chi trả một khoản phí không hề nhỏ.
Với tầm ảnh hưởng của mình, Harvard luôn xếp hạng 1 – 2 trong bảng xếp hạng các trường danh giá.
2. Hệ thống giáo dục tại Đại học Harvard
- Các ngành nghề đào tạo: Giáo dục và đào tạo, Khoa học công nghệ, Khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản, Khoa học xã hội và truyền thông, khoa học máy tính, Kinh doanh và quản lý, Kinh tế, Luật…
- Các chuyên ngành đào tạo chính của Harvard: Bảo vệ và sức khoẻ, Khoa học xã hội, Chính trị, Công nghệ thông tin, Kinh tế, Kinh doanh, Luật quốc tế, Luật thương mại ….
- Chương trình đào tạo của trường: Đại học và Sau Đại học
3. Thành tích của Đại học Harvard
Là một trong những ngôi trường hàng đầu trên thế giới nên những thành tích mà Harvard đạt được cũng rất xứng đáng.
- Có 8 người là tổng thống của nước Mỹ từng học tại đại học Harvard
- Khoảng 150 người được trao giải Nobel là sinh viên, giảng viên hay nhân viên tại Harvard
- Có 62 nhà tỷ phú là cựu sinh viên của Đại học Harvard
- 335 Học giả Rhodes
4. Cơ sở vật chất của Đại học Harvard
Hầu hết các lớp học của Đại học Harvard đều có số lượng sinh viên từ khoảng 20-50 người/ lớp. Điều này khiến sinh viên phải tập trung cao độ nhất trong bất cứ một giờ học. Một giáo sư không thể hỗ trợ cho nhiều sinh viên nên hầu hết mọi người đều phải tự chủ động.
Hệ thống thư viện: Đây là hệ thống thư viện lớn nhất của nước Mỹ với 80 thư viện, 18 triệu tài liệu.
Hệ thống bảo tàng: Hệ thống Bảo tàng của Đại học Harvard bao gồm 3 viện bảo tàng chính: Bảo tàng Arthur M. Sackler; Bảo tàng Busch-Reisinger; Bảo tàng Nghệ thuật Fogg, Bảo tàng Khoáng chất Harvard, Bảo tàng Thực vật Harvard, và Bảo tàng Động vật Đối chiếu, Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Carpenter, Bảo tàng Khảo cổ và Nhân học Peabody, và Bảo tàng Semitic.
Dịch vụ: Là ngôi trường lớn danh tiếng bậc nhất trên thế giới nên các dịch vụ về y tế và chăm sóc sức khỏe ở đây luôn được đảm bảo tốt nhất.
5. Sinh viên của Đại học Harvard
Hiện này, số lượng sinh viên theo học tại Đại học Harvard có khoảng 21.000 sinh viên. Trong đó có khoảng 10.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 150 đất nước trên thế giới. Theo thống kê mới nhất, năm 2018, tỉ lệ sinh viên nam tại Đại học Harvard là 52.8%, sinh viên nữ là 47.2 %.
Có rất nhiều người nổi tiếng từng tốt nghiệp tại Đại học Harvard:
- Jared Kushner, cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông từng tốt nghiệp cử nhân ngành Chính quyền tại Đại học Harvard vào năm 2003 và đang làm việc tại Nhà Trắng.
- Lloyd Blankfein, CEO của tập đoàn Goldman Sachs. Ông từng tốt nghiệp B.A vào năm 1975 và tiến sĩ ngành luật vào năm 1978.
- Stephen Breyer/ Elena Kagan/ Anthony Kennedy/ Antonin Scalia, những thẩm phán Tòa án Tối cao của Mỹ. Hơn một nửa thẩm phán tại Tòa án Tối cao Mỹ hiện nay là cựu sinh viên của Đại học Harvard.
- Cựu Tổng thống Barack Obama nhận bằng tiến sĩ Luật loại xuất sắc của Harvard năm 1991. Michelle Obama là cựu Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, phu nhân cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama cũng từng học tại ngôi trường này.
6. Chi phí học tập và sinh hoạt
6.1. Chi phí học tập tại Harvard
Chi phí học tập sẽ phụ thuộc vào chương trình học. Trung bình mỗi sinh viên du học tại đây theo diện học bổng sẽ phải chi trả khoảng 11.500 USD/ năm. Tuy nhiên vào năm 2015, có hơn 65% sinh viên nhận được trợ giúp tài chính của trường. Trong đó, trung bình mỗi sinh viên nhận được khoản trợ. Nếu không được hỗ trợ tài chính thì mức học phí rơi sẽ rơi vào khoảng 45.000 USD/ năm.
6.2. Chi phí sinh hoạt
Mức chi phí sinh hoạt tại Harvard sẽ khá là đắt đỏ và còn phải tuỳ thuộc vào mức độ chi tiêu của sinh viên. Mức chi phí sinh hoạt bình quân của một sinh viên khoảng 60.500 USD/ năm.
7. Làm sao để đỗ vào trường Harvard
Mỗi năm chỉ có 6% trong tổng số các hồ sơ được chấp nhận vào học tại Harvard. Kể cả khi đủ điều kiện, thì một mình bạn phải “chọi” với gần hàng 100 người khác để được nhập học. Bạn thật sự phải cố gắng rất nhiều nếu muốn học tại đây.
Điểm SAT là một trong nhiều yếu tố quan trọng nếu muốn vào học tại Harvard. Hãy cố gắng luyện thi SAT nhiều nhất có thể.
Thứ hai, bạn nên phát triển các kỹ năng của bản thân, các giải về năng khiếu thể thao hay nghệ thuật rất hữu ích, tham gia vào các hoạt động tình nguyện cũng rất có lợi cho hồ sơ của bạn.
Điều cuối cùng đó là trình độ tiếng Anh của bạn phải cao, thể hiện bằng điểm số IELTS. Tốt nhất nên rèn luyện để sỡ hữu IELTS từ 8.0 trở lên thì mới có “sức” cạnh tranh với 100 hồ sơ kia.
Tóm lại, nếu bạn có năng lực thì bạn có thể học tập tại Đại học Harvard là rất cao. Nhưng nếu không, vẫn còn nhiều lựa chọn khác với bạn, và thực sự phù hợp với lộ trình mà bạn chọn. Hãy liên hệ ngay với Việt Đỉnh để được hỗ trợ tư vấn du học miễn phí ngay nhé!
Bình luận