Sự trở lại của nước Mỹ và các chủ trương về đại dịch COVID-19

Sự xuất hiện của tổng thống Biden tại châu Âu đã tạo nên nhiều thay đổi đối với chính quyền Mỹ cũng như các nước đồng minh. Vậy những thay đổi đó là gì? Nước Mỹ cùng các nước châu Âu đã có những chính sách giúp đỡ như thế nào đối đại dịch COVID mà thế giới đang phải đối đầu?

Chủ nghĩa đa phương của nước Mỹ

Trên Twitter, Charles Michel – Chủ tịch Hội đồng châu Âu từng viết: “Chủ nghĩa đa phương đã trở lại tại Hội nghị G7”. Thủ tướng Angela Merkel của Đức cũng khen ngợi sự góp mặt của Biden: “Bầu không khí rất phối hợp với lợi ích chung”. Những lời “khen ngợi có cánh” này đối với sự quay lại của nước Mỹ từ các vị lãnh đạo châu Âu đã chưa từng có trong khoảng thời gian làm tổng thống Mỹ của ông Trump. 

nước mỹ
Chủ nghĩa đa phương của Mỹ đã quay trở lại

Trong bốn năm trước đó, dưới thời tổng thống Trump thì hội nghị thượng đỉnh G7 từng được ví như mô hình G6+1. Trong đó, Mỹ là một nước đi ngược với lợi ích nền kinh tế của 6 của nước còn lại là: Y, Đức, Pháp, Canada, Anh và Nhật Bản. Đặc biệt là những vấn đề về thương mại, ngăn sự biến đổi của khí hậu hay việc Mỹ đã rút khỏi hạt nhân Iran đã làm cho quan hệ đồng minh rơi vào tình thế căng thẳng.

Đúng 4 năm trước, tháng 6/2017, trong Hội nghị G7 ở Ý, Mỹ đã từ chối việc ký Tuyên bố chung của G7. Với nội dung về sự biến đổi khí hậu cùng với các kế hoạch tài trợ cho sự phát triển bền vững. Tổng thống Trump trước đó đã tuyên bố rút ra khỏi Hiệp định Paris. 

Tháng 6/2018, ông Trump đã cản trở nhóm đa phương ra thông cáo chung do sự bất đồng thương mại của Mỹ với các quốc gia nội khối. Cũng tại hội nghị nhóm G7 ở Canada tháng 6/2018 truyền thống nhiều lâu đời của khối G7 bị phá vỡ khiến các lãnh đạo đồng minh vô cùng thất vọng, đặc biệt là Thủ tướng Angela Merkel của Đức. 

nước mỹ
Tổng thống Biden tại hội nghị nhóm G7

Điều này đã làm cho các đồng minh xuyên Đại Tây Dương tiến hành xây dựng mới các liên minh đối tác nhằm thúc đẩy lợi ích của mình mà bớt trông cậy vào Mỹ. Vì thế, mục tiêu công du châu Âu của ông Biden lần này là sửa chữa vết nứt ngoại giao của Mỹ với các nước đồng minh sau bốn năm mà cựu tổng thống Trump đã từng xem “nước Mỹ là trên hết”. 

Đồng thời, ông Biden còn muốn duy trì trật tự thế giới theo như luật lệ quốc tế cùng các giá trị dân chủ trước chủ nghĩa chuyên chế ngày càng ảnh hưởng trên thế giới, nhất là từ Trung Quốc. Về say, mối quan hệ giữa Mỹ cùng các đồng minh xuyên Đại Tây Dương đã nồng ấm trở lại, không chỉ có lợi cho chính họ mà còn hữu ích đối với trật tự quốc tế mà Mỹ lãnh đạo.

Hành động thiết thực

Sau bốn năm trị vị dưới thời tổng thống Trump thì mọi thứ không còn như cũ. Thế giới chao đảo bởi đại dịch COVID-19, Anh đã chính thức rút khỏi Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nga đẩy mạnh ngoại giao vắc xin và sẵn sàng đáp trả phương Tây.

Nhập mã TMS20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Mặc dù chủ đề về đại dịch COVID-19 luôn bao phủ hội nghị G7, nhưng vẫn đưa ra các kế hoạch chung tay để chống biến đổi khí hậu cùng dự án cơ sở hạ tầng cho những nước đang phát triển với tên gọi là “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”. Điều này nhằm cạnh tranh với Trung Quốc về dự án “Vành đai con đường”.

Mặc dù có nhiều điểm nóng chung về Trung Quốc nhưng rất khó để tổng thống Biden chính quyền Mỹ  lấy được sự ủng hộ của các nước đồng minh tại kỳ họp G7 này. Lệnh cấm đi lại cùng việc đóng băng tài khoản cá nhân là một biện pháp trừng phạt Trung Quốc vì đã vi phạm quyền của con người ở Tân Cương.

Sự trở lại của nước Mỹ, nhóm G7 cho thấy mong muốn hợp tác thật sự của họ trong việc xây dựng một liên minh vững mạnh dân chủ, cung cấp giải pháp cho thế giới. Đối với 1 tỷ liều thuốc vắc xin COVID-19 nhóm G7 đã hứa chia sẻ với các nước nghèo hơn thì Mỹ đã cam kết sẽ cung cấp một nửa trong số đó.

nước mỹ
G7 đưa ra chủ chương về một tỷ liều vắc xin

Tuy nhiên, hiện nay nhúng quốc gia nghèo chỉ hy vọng vào hành động thiết thực là 1 tỷ liều vắc xin hơn bất cứ lời hứa nào từ nhóm G7. Tổng thống Macron của Pháp đã nhận xét rằng: “Việc chúng ta nói trong tháng tới sẽ có bao nhiêu liều vắc xin sẽ quan trọng hơn nhiều so với lời hứa trong 18 tháng tới sẽ có nhiều vắc xin được giao”. Hành động thiết thực và nhanh chóng là sự mong đợi đối với sự trở lại của nước Mỹ.

Như vậy, sự trở lại của nước Mỹ với chủ nghĩa đa phương đã khiến cho mối quan hệ giữa Mỹ, các đồng nước đồng minh và nhóm hội nghị G7 đã hòa hợp trở lại. Điều này đều có lợi cho các bên, ngoài ra sự trở lại này còn kèm theo nhiều lời hứa đối với đại dịch COVID mà thế giới đang phải chịu.

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.