Cùng tìm hiểu Business analyst là gì?

Các doanh nghiệp hiện nay đều cần vị trí Business Analyst có chuyên môn kỹ thuật và khả năng xử lý vấn đề, cho nên lĩnh vực đang rất khát nhân lực. Thế nhưng các trường đại học tại Việt Nam hiện chưa có ngành học cụ thể nào để đào tạo ra Business Analyst. Vậy thì Business Analyst là gì, làm việc gì,… tất cả câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Business Analyst là gì?

Nếu dịch theo nghĩa đen thì Business Analyst là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh” nhưng tại Việt Nam mọi người thường sử dụng gọi là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”.

Đúng như tên gọi, trách nhiệm chính của vị trí BA là phân tích và đánh giá tổng thể quá trình kinh doanh của một công ty để xác định các vấn đề cần cải thiện. Từ đó đề ra hướng giải quyết cụ thể.

BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để tiếp nhận những đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin đến nội bộ để xử lý. Ngoài ra BA còn đảm nhận các vai trò như: viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.

BA không chỉ dành riêng cho ngành IT mà vẫn tồn tại ở rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác như lĩnh vực ngân hàng, logistics,…

Business Analyst là gì
Business Analyst là gì?

Có một thuật ngữ mà BA làm việc thường xuyên và cần hiểu rõ đó là stakeholders (các bên liên quan) bao gồm bất kỳ những ai có đóng góp trong dự án như: đội kỹ thuật, kinh doanh dự án, chủ đầu tư, đối tác, khách hàng,…

Định hướng phát triển nghề BA có nhiều hướng phát triển khác nhau theo từng lĩnh vực và mục tiêu nghề nghiệp, thường sẽ có 3 nhóm chính:

  • Vận hành: Tìm hiểu và làm việc sâu hơnvề dự án, liên quan đến các nguồn lực như thời gian, con người, chi phí. Các vị trí mà BA có thể chọn để theo đuổi: Project Manager, Product Manager, Program Manager, CIO…
  • Quản lý: BA Team Lead, BA Practice Lead, BA Program Lead và xa hơn là BA Manager, Business relationship Manager.
  • Xây dựng chiến lược cho các doanh nghiệp: Business Architect, Enterprise Architect.

2. Business Analyst (BA) cần học những gì? 

Với tính chất công việc của một BA, có 3 nhóm ngành sau đáp ứng được kiến thức nghề cũng như kỹ năng, hiện đang đào tạo khá rộng rãi tại các Đại học của Việt Nam cũng như các nước tiên tiến trên thế giới.

Ngành hệ thống thông tin quản lý

Sinh viên sẽ được đào tạo 3 nhóm kiến thức chính như sau:

Nhập mã TMS20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
  • Kinh tế
  • Công nghệ thông tin 
  • Hệ thống thông tin quản lý cùng với kỹ năng mềm cần thiết

Nhờ vậy, sinh viên được trang bị các kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu,…

Có thể nói, được đào tạo ở cả 2 lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật, các BA có xuất phát điểm từ ngành Hệ thống thông tin quản lý rất thuận lợi.

Ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT)

Ngành CNTT sẽ bao gồm rất nhiều chuyên ngành khác nhau như: kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, truyền thông và mạng máy tính,…

Về cơ bản, sinh viên học ngành này sẽ có được lợi thế khi làm Business Analyst là hiểu rõ được kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin, cách xây dựng, vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống, trực tiếp tham gia xây dựng các phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế.

Business Analyst là gì
Business Analyst (BA) cần học những gì?

Ngoài ra, nếu các bạn xuất phát từ ngành CNTT và muốn theo nghề BA thì cần phải bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh cũng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết các vấn đề.

Nhóm ngành kinh tế – quản lý

Ngành kinh tế – quản lý gồm các ngành liên quan đến: quản trị, tài chính, kế toán/kiểm toán, ngân hàng.

Sinh viên học trong nhóm ngành này có kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, tài chính, kiểm toán. Đây cũng là lợi thế khi ra làm BA. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm ngành này thiếu kiến thức nền tảng về ngành công nghệ thông tin nên sẽ khó khăn trong việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật. Trong quá trình làm BA, các bạn sẽ phải tự học bổ sung các kiến thức CNTT.

3. Những kỹ năng cần có để trở thành một Business Analyst

Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ

Hãy cố gắng trau dồi khả năng trình bày và diễn đạt vấn đề hiệu quả vì BA phải là một người giao tiếp tốt thì mới điều hành thành công buổi họp.

Kỹ năng mềm quan trọng nhất là khả năng tạo ra các mối quan hệ tốt và thuận lợi giữa các bên liên quan, từ việc giao tiếp, ứng xử cho đến đàm phán. 

Nhạy bén trong kinh doanh

Để trở thành một Business Analyst giỏi, các bạn cần có kiến ​​thức kinh doanh và sự hiểu biết về chiến thuật của doanh nghiệp để triển khai chiến lược cần thiết. Với sự nhạy bén trong kinh doanh, các bạn sẽ dễ dàng nắm bắt kiến ​​thức về bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào mà mình muốn.

Tư duy phân tích dữ liệu 

Một chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần có khả năng hiểu rõ về dữ liệu, từ đó chắt lọc những thông tin có giá trị trong việc hỗ trợ thực hiện các chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, BA có thể phân tích và xây dựng mô hình dữ liệu để giúp ban quản lý đưa ra quyết định.

Business Analyst là gì
Tư duy phân tích dữ liệu

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trên thực tế, toàn bộ dự án là giải pháp cho bài toán với nhiều vấn đề cần giải quyết. Tổng quát, BA sẽ là người làm rõ hơn các vấn đề, đề xuất ra các giải pháp khả thi, xác định được phạm vi của dự án và trực tiếp tham gia vào việc giải quyết cùng các bên liên quan.

Tư duy phản biện

Người làm BA có trách nhiệm trong việc đánh giá, phân tích và lựa chọn giải pháp trước khi làm việc với các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xác định các vấn đề, ngoài việc thu thập yêu cầu của khách thi BA còn phải phân tích những yêu cầu này một cách cẩn thận và chi tiết cho đến khi hiểu rõ mong muốn của khách hàng.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi business analyst là gì? Duhoctms.edu.vn hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vị trí làm việc này. Nếu còn có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với trung tâm tư vấn du học Việt Đỉnh để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.