Tiếng Anh không chỉ khó đối với người nước ngoài, đôi khi một số từ vựng khó có thể trở thành thử thách đối với cả người bản xứ. Một số từ vựng khá khó hiểu tiêu biểu đã được duhoctms.edu.vn tổng hợp bên dưới. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính:
1. Tổng hợp từ vựng khó chỉ người bản ngữ mới hiểu
- “Comfy”
Đây là cách nói tắt của từ vựng “comfortable” (thoải mái, tiện lợi).
Ví dụ: This chair is so comfy!
- “Damn”
Từ đệm/cảm thán biểu lộ cảm xúc khi thấy một cái gì, điều gì quá hay. Ngoài ra từ này còn có nghĩa “rất”, giống từ “very”.
Ví dụ: “Damn, this building is huge!”
- “Snap”
Từ đệm/ từ cảm thán, sử dụng giống từ “thôi chết rồi” trong tiếng Việt.
Ví dụ: Oh snap, I forgot to bring the charger. (Thôi chết, quên mất không mang đồ sạc)
- Thêm đuôi ie, biến tính từ thành các danh từ: cute- cutie, sweet- sweetie, book-bookie, tech-techie, okay- okie.
Ví dụ:
– Aww, your dog is a cutie (khen ban có con chó yêu quá)
– She’s a sweetie. (Cô ấy là vợ/người yêu/trò cưng/người dễ thương)
- “Nuts”
Từ “nut” mang nghĩa là “hạt”, nhưng nếu “nuts” thì tiếng lóng lại của từ “crazy” hay “điên”, “dở hơi”.
Ví dụ: Are you nuts? (dùng để hỏi khi nguơì kia làm việc gì quá là dở hơi, điên rồ như cho người lạ số điện thoại di động hay mua quà, bánh khao tất tần tật mọi ngươì, v.v…)
- “Boom”
Nghĩa gốc là “âm thanh/tiếng nổ lớn”. Tuy nhiên trong văn nói, từ này được sử dụng thay những từ mà người nói không muốn nói ra vì nhạy cảm hoặc vì nhàm chán, hoặc để miêu tả cái gì xảy ra rất nhanh (ví dụ thứ hai).
Ví dụ:
– A kể lại cho B chuyện A nhìn thấy đôi nam nữ đi vào nhà nghỉ, A kết một câu rằng “And you know what happened next, they just boom, boom” (thay vì nói “slept together” hay “had sex”, họ dùng từ “boom”)
– They finish the paperwork really fast, in two days, boom, you got your result back
- “Relax”
Mang nghĩa chính là “thư giãn”, hay được sử dụng trong văn nói với nghĩa “từ từ”, “hượm đã”. Đặc biệt là trong các tình huống một người thì giục cuống lên còn người kia thì tự tin, bình tĩnh.
Ví dụ:
A: Give it, give it to me, right now!
B: Relax, it’s not going anywhere.
- “Jeez/gosh”
Hai từ này là 2 biến thể của từ vựng “Jesus” và “God”. Thay vì nói “Jesus Christ!” hay “Oh my God!”, người Mỹ tránh sử dụng những chữ “Jesus” và “God” trực tiếp, nói trại đi thành “jeez” và “gosh”.
Ví dụ: Một bạn được cô giáo giao bài tập dài quá, thốt lên “Jeez, how can I finish this in one day?!”
- “Jinx”
Từ đệm/từ cảm thán, sử dụng khi hai người cùng một lúc thốt lên điều gì hoặc cùng đưa ra một câu trả lời giống hệt nhau.
Ví dụ:
– A: What is this color?
– B & C: It’s blue
– B & C: Jinx!
- “Really”
Theo nghĩa này, từ “really” được sử dụng giống với từ “what”. “Really” cũng được sử dụng để hỏi lại vì có ý nghi ngờ, dùng để hỏi lại vì không tán đồng (ví dụ bốn), dùng để nhấn mạnh khi cầu xin hay thuyết phục (ví dụ một).
Ví dụ:
– I really, really want it, please
– You gave it to him already, really?
– She won, really? / What, she won? (Cô ý thắng á, thật á? / Cái gì, cô ý mà thắng rồi á?)
– They let them do it just like that, really!?
- “Seriously”
Ngoài nghĩa chính của nó là “nghiêm túc” thì từ này được sử dụng giống từ “really” ở trên.
Ví dụ:
– Don’t be so serious!
– This is $500? You’re not serious, right?
– You got the job? Are you serious?
- “Ugh”
Từ đệm/ từ cảm thán, dùng khi đang cố làm một điều gì đấy mà không thành công, hoặc biểu lộ cảm xúc buồn chán, thất vọng, kinh tởm, ghê sợ.
Ví dụ:
– Ugh! This is too heavy, I can’t lift it up.
– Ugh! You really want to leave? Now?
- “Aww”
Từ đệm/ từ cảm thán, dùng trong trường hợp biểu lộ một cảm xúc thông cảm, biết ơn nhất là khi thấy người, vật, sự việc quá đáng yêu, đáng thương, tội nghiệp.
Ví dụ:
– Aww, it was so nice of you to do that!
– Aww, poor the little girl, she had to stay in the hospital for 3 days.
- “Sweet”
Nghĩa chính là “ngọt ngào”, “kẹo”.
Ví dụ: Aww, that’s so sweet Ann! You remember my birthday and even bake me a cake. (tỏ ý khen Ann thật tuyệt vời, dễ thương khi đã nhớ ngày sinh nhật lại còn nướng bánh nữa)
- “Man”
Từ đệm/cảm thán, giống như từ đệm “oh”, chứ không có nghĩa là người đàn ông.
Ví dụ: Oh man, I missed it again (Ui trời, tôi lại bị lỡ rồi)
- “Call”
Nghĩa chính của từ này là “gọi”, “cuộc gọi”, nhưng trong văn hội thọai là “sự lựa chọn”.
Ví dụ:
A: Should I take this one? (Có nên lấy cái này không nhỉ?)
B: It’s your call = It’s up to you. (Tuỳ cậu)
- “Thingy”
Cách nói khác của từ vựng “thing”, tương tự như từ vựng khó ở trên, từ này có nghĩa là “cái đấy, vật đấy” trong tiếng Việt.
Ví dụ: I don’t know the name of this thingy. (Không biết cái này gọi là gì)
- “Bro”
Đây là cách nói vắn tắt của từ “brother”, sử dụng trong văn nói, khi xưng hô thân mật, kiểu như từ “anh/chú mày” trong tiếng Việt vậy.
Ví dụ: What’s up bro? (Chú mày dạo nào thế nào?)
- “Chill”
Từ này có chức năng giống như từ “relax” như đã giải thích ở trên. Ngoài ra còn có nghĩa là “thôi nào”, nhất là trong tình huống đông người ồn ào, nhốn nháo, không ai trật tự laị đươc.
Ví dụ:
A: You didn’t give me enough money.
B: Chill, i’m gonna give the rest tomorrow.
- EXPROPRIATE (verb): take property from its owner for public use or benefit
- CYNOSURE (noun) a person/thing that is the centre of attention.
Ví dụ: the Queen was the cynosure of all eyes.
- HUBRIS (noun): excess pride or self-confidence
- ITERATIVE (adj): something recurring or repeating
Ví dụ: an iterative process
- PHILISTINE (noun): a person who is hostile or indifferent to culture and the arts, or who has no understanding of them.
Ví dụ: I am a complete philistine when it comes to paintings.
- REGNANT (adj): currently having the greatest influence, widespread
- SINECURE (noun): a position that requires little or no work
- VERISIMILITUDE (noun): the appearance of being true or real.
Ví dụ: The detail gives the novel some verisimilitude.
- POLYMATH (noun): a person of wide-ranging knowledge or learning
2. Một số từ vựng khó khác
- Honorificabilitudinitatibus
Từ này có đến 27 ký tự, xuất hiện trong tác phẩm có tên “Love’s Labour’s Lost” của Shakespeare, với ý nghĩa là “vinh quang”. Nó là một trong những lâu nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh mà cứ một phụ âm lại xen lẽ vào với một nguyên âm.
- Antidisestablishmentarianism
Từ vựng khó này gồm 28 ký tự. Có nghĩa là “sự phản đối việc tách nhà thờ ra khỏi nhà nước” theo giải thích của Dictionary.com. Thủ tướng Anh William Ewart Gladstone (1809- 1898) đã từng trích dẫn từ vựng này trong một bài phát biểu của mình.
- Floccinaucihihilipilification
Từ vựng này gồm 30 ký tự, mang nghĩa là “hành động hay thói quen từ chối giá trị của một số thứ nhất định”
- Pseudopseudohypoparathyroidism
Từ vựng này gồm có 30 ký tự. Chỉ một loại bệnh do rối loạn gien di truyền, nguyên nhân chính gây ra bởi sự thiếu hụt canxi.
- Supercalifragilisticexpialidocious
Từ này có 34 ký tự, được nhắc đến trong vở nhạc kịch Mary Poppins bởi nhà soạn nhạc Richard và Robert Sherman. Robert B. Sherman, tác giả của ca khúc Supercalifragilisticexpialidocious trong phim Mary Poppins (1964) và nhiều nhạc phẩm kinh điển trong phim hoạt hình Disney.
- Literally
Nếu các bạn biết về ngoại ngữ thuần túy, hãy cẩn thận với từ vựng này. Sử dụng nhầm sẽ gia tăng tỷ lệ huyết áp cao cho rất nhiều người đấy. “Literally’ có nghĩa là “In a literal sense”, hoặc “what I’m saying is not imagined, but truly happened as I’m saying it”.
Vì vậy, sử dụng phổ biến như “I literally died laughing”, hoặc “He was so embarrassed his cheeks literally burned up” là không đúng nhé!
- Ironic
Đây là một từ vựng khó gây nhầm lẫn cho cả những người bản địa. Trong khi “irony” thường được hiểu với nghĩa là một sự trùng hợp hoặc sự việc kỳ lạ nào đó, nhưng đó chưa phải là tất cả. Irony là một từ đa nghĩa, thì cách sử dụng cơ bản của nó chính là trái ngược lại nghĩa đen của từ đó. Bạn đã thấy chúng đau đầu chưa?
- Irregardless (instead of regardless)
Bạn có thể nghe thấy rất nhiều người dùng “irregardless” khi muốn nói “regardless” (bất kể). Từ này xuất hiện sự phủ định 2 lần (tiền tố -ir có nghĩa là “not”, hậu tố “less” có nghĩa “without”) nên nghĩa của từ này lại là “not without regard” nghĩa là ngược với ý định của họ.
Thật là đau đầu. Vì vậy nên nhớ là: Trong khi “irregardless” xuất hiện trong từ điển, nó cũng được liệt vào như là một từ không tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là nó có tồn tại, nó chỉ nên được dùng bởi những người học và sử dụng tiếng Anh tốt.
- Whom
Trong mệnh đề quan hệ Who và Whom cùng sử dụng để thay thế cho người. Nhưng Who dùng để thay thế cho các cụm danh từ chỉ người là chủ ngữ của câu còn Whom lại dùng để thay thế cho cụm danh từ là vị ngữ của câu.
Nhưng làm thế nào để biết bạn cần cái nào? Hãy thử trả lời câu hỏi đó với “him” hoặc “he”. Nếu “him” là câu trả lời, “whom” là từ các bạn cần dùng.
VD: Who/ whom are you going to Brazil with?
Câu trả lời là “with him” hay “with he”? Bạn chọn “with him” thì whom là câu trả lời đúng!
- Nonplussed
Bởi vì tiền tố “non” có nghĩa là “not”, khiến nhiều người sử dụng nhầm “nonplussed” giống như “unfazed” hoặc “uninterested”. Trong khi thực tế, nó có nghĩa là “bewildered” hoặc “at a loss of what to think”. Không may là, nó được sử dụng thường xuyên theo cả 2 cách trên, ít nhất là trong Writing, vì vậy thường khó để hiểu người viết đang ý định dùng theo nghĩa nào.
- Disinterested
Đừng nhầm lẫn giữa từ vựng khó này với từ uninterested nhé. Nhớ rằng: người disinterested là chỉ những người không định kiến và take sides, trong khi đó uninterested thì nói đến người không thích thú, quan tâm tới điều gì đó.
- Enormity
“Enormity” thì có vẻ gần giống với từ “enormous” nên nó hẳn là từ đồng nghĩa? Sai rồi “Enormity” nghĩa là “extreme evil” cơ, nên nếu có nghe thấy ai nói rằng “the enormity of the situation…” là hoàn toàn không đúng.
- Lieutenant
Từ này được phát âm khác nhau giữa Anh-Mỹ và Anh-Anh. Trong BrE, từ này được phát âm gần như leftenant, trong khi trong AmE, bạn sẽ thấy họ đọc là loo-tenant. Tùy bạn chọn cách nào cũng được, nhưng phát âm kiểu Mỹ thì được sử dụng phổ biến hơn ở các nước nói tiếng Anh khác.
Trên đây là một từ vựng khó thường gây nhầm lẫn cho hầu hết mọi người kể – kể cả những người bản xứ. Thực sự chúng ta có thể thiết kế ra cả một danh sách về việc sử dụng từ này đúng cách đấy! Duhoctms.edu.vn chúc các bạn học tập tốt!
Bình luận