Critical thinking là gì? Phương pháp để rèn critical thinking hiệu quả 

Critical thinking là gì? Tại sao nó lại là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân? Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, cùng Duhoctms.edu.vn theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Critical thinking là gì?

Critical thinking là một dạng tư duy phản biện khi bạn đặt câu hỏi, phân tích, diễn giải, đánh giá và đưa ra phán đoán về những gì bạn đọc, nghe, nói hoặc viết. Tư duy phản biện tốt là đưa ra những đánh giá đáng tin cậy dựa trên những thông tin đáng tin cậy. 

Khái niệm critical thinking là gì?
Khái niệm critical thinking là gì?

Áp dụng tư duy phản biện không có nghĩa là tiêu cực và chỉ tập trung vào lỗi lầm mà nó làm rõ suy nghĩ của bạn để có thể chia nhỏ vấn đề, diễn giải nó và sử dụng cách diễn giải đó để đi đến một quyết định sáng suốt.

Vai trò của Critical thinking là gì?

Vai trò critical thinking là gì
Vai trò critical thinking là gì

Tư duy phản biện là quan trọng trong cuộc sống

Tư duy phản biện là một kỹ năng tư duy quan trọng trong cuộc sống. Nó có nghĩa là khi bạn theo đuổi bất kỳ con đường, nghề nghiệp nào thì những kỹ năng về tư duy phản biện luôn phù hợp và mang lại sự thuận lợi cho bạn

Đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố công nghệ, thông tin và sự đổi mới. Tuy duy phản biện là điều cần thiết cho nền kinh tế nước nhà phát triển, để khi chúng ta giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thúc đẩy sự sáng tạo của bản thân

Rèn luyện tư duy phản biện không chỉ giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng mà còn giúp bản thân ta có những ý tưởng đổi mới, sáng tạo.

Tư duy phản biện cho phép ta phân tích những ý tưởng này và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp nhất.

Cải thiện kỹ năng trình bày và khả năng ngôn ngữ

Bằng cách suy nghĩ rõ ràng và có hệ thống, chúng ta sẽ dễ dàng thể hiện bản thân mình hơn. Việc rèn luyện tư duy phản biện giúp cải thiện khả năng phân tích, tư duy và hiểu của chúng ta.

Sự suy ngẫm

Con người cần có kỹ năng tư duy phản biện để tự phản ánh và biện minh cho lối sống, quan điểm của mình trước những vấn đề. Tư duy phản biện cung cấp chúng ta các công cụ để đánh giá bản thân theo cách chúng ta cần.

Phương pháp cải thiện critical thinking hiệu quả

Critical thinking là gì? Dưới đây là phương pháp giúp bạn cải thiện critical thinking hiệu quả:

Nhập mã TMS20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
Phương pháp cải thiện critical thinking là gì
Phương pháp cải thiện critical thinking là gì

Lập sơ đồ tư duy

Trong học tập việc lập sơ đồ tư duy là một trong những cách làm hiệu quả để con người có thể chọn lọc ra những thông tin quan trọng, cần thiết nhất.

Trong sơ đồ tư duy, toàn bộ hệ thống được trình bày một cách khoa học, logic và hiệu quả, thông tin được chia theo từng tầng giúp người đọc có thể dễ dàng quan sát thấy và tìm ra những điểm quan trọng nhất của vấn đề.   

Tránh thiên vị

Critical thinking là gì? Cảm tính thì không nên được xuất hiện trong critical thinking. Con người thường có tính thiên vị đôi khi chúng ta cần hạn chế nó. Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo để điều chỉnh cảm tính của bản thân:

  • Thay đổi các câu hỏi mang tính cá nhân thành câu hỏi mang tính chung chung, khái quát. Ví dụ về câu hỏi “Điều này mang lại lợi ích gì cho họ?” Bạn có thể chuyển câu hỏi thành “Điều có lợi ích là gì?”
  • Thực hiện đánh giá sự việc thay vì phán xét.
  • Chấp nhận quan điểm không đúng của bản thân, chủ động tiếp cận và thay đổi sao cho phù hợp nhất.
  • Học cách lắng nghe, phân tích quan điểm của người khác một cách khách quan nhất.
  • Loại bỏ cái tôi của bản thân.

Rèn luyện khả năng lập luận logic

Để rèn luyện tư duy phản biện của bản thân, bạn cần luyện tập khả năng lập luận một cách logic, kết nối, xâu chuỗi toàn bộ thông tin với nhau sao cho khoa học và dễ hiểu nhất.

Một lập luận logic phải đảm bảo dựa trên những bằng chứng xác thực, dẫn chứng cụ thể và mang tính thuyết phục tốt. Những lập luận này phải đem người nghe đến với vấn đề và phải giải quyết được vấn đề này.

Nếu bạn đưa ra những đáp án cho câu hỏi mà không thể giải thích được nghĩa thì đây chưa phải là khả năng lập luận logic.

Tìm hiểu và thu thập thông tin thường xuyên

Để có được những tư duy phản biện và hướng giải quyết có tính thuyết phục cao bạn cần có đầy đủ thông tin, hiểu rõ vấn đề đó và phải dựa trên những thông tin chính xác. Những luận cứ, dẫn chứng của bạn cần phải mang tính cụ thể và xác thực thì mới có thể thuyết phục mọi người và đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

Luôn thắc mắc để tốt hơn

Nếu bạn có thắc mắc, bạn hoàn toàn có thể đi hỏi những người có hiểu biết về vấn đề đó. Việc đi hỏi để giải đáp những thắc mắc của bản thân, bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin và kiến thức mới. Để có tư duy phản biện tốt thì việc cần bổ sung nhiều thông tin là điều cực kỳ cần thiết.

Các cấp độ của Critical thinking

Các cấp đô của critical thinking là gì
Các cấp đô của critical thinking là gì

Cấp độ 1 – Trình bày về 1 nội dung cụ thể

Critical thinking là gì? Cấp độ của critical thinking có thể nói là vấn đề điển hình mà các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục gặp phải, đây là nguyên nhân gây nhiều ý kiến trong các cuộc thảo luận, hội ý mà không thể đưa ra một giải pháp hay phương án giải quyết cuối cùng.

Việc mỗi cá nhân có thể hiểu được vấn đề cốt lõi hay không là điều không thể chắc chắn, bởi việc trình bày quan điểm một cách không rõ ràng sẽ khiến cho họ không thể hiểu được, gây mất nhiều thời gian để giải thích và phân tích lại.

Cấp độ 2 – Đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm

Để đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm trong critical thinking, người nói cần diễn đạt theo một cấu trúc cụ thể để người nghe có thể dễ dàng hiểu được vấn đề mà không mất nhiều thời gian để giải thích, trình bày.

Cấp độ 3 – Tranh luận cơ bản

Tranh luận là việc thường xuyên xảy ra ở các buổi thuyết trình, hùng biện từ hai hay nhiều phía nhằm phản bác và đưa ra những lập luận bằng cách đưa ra các dẫn chứng mang tính thuyết phục tốt để bảo vệ quan điểm của mình, cũng như lắng nghe và tiếp thu ý kiến phù hợp từ người khác.

Cấp độ 4 – Tranh luận hiệu quả

Như bạn cũng đã biết, một cuộc tranh luận sẽ rất dễ trở thành một cuộc cãi vã nếu không biết cách tiết chế.Vậy để tranh luận có hiệu quả bạn cần phải làm gì? Để hạn chế tối đa tình trạng này cần phải nhận định được toàn bộ các giả thiết sẽ được đưa ra sau những ý kiến phản bác và có tư duy logic để phản biện và giải thích lại những ý kiến đó.

Cấp độ 5 – Thực hành thường xuyên

Tư duy phản biện không phải là kỹ năng tự sinh ra mà cần phải trải qua quá trình rèn luyện thường xuyên. Do đó, hãy thường xuyên luyện tập để từng ngày nâng cao khả năng tư duy của mình.

Cấp độ 6 – Tư duy hiệu quả

Đây là cấp độ khẳng định trình độ cao nhất của con người và đáp ứng đầy đủ các yếu tố như công bằng, khiêm tốn, can đảm, chính trực, v.v. Bạn có thể kết hợp đọc sách critical thinking để có thể phát triển tối ưu.

Trong bài viết trên Duhoctms.edu.vn đã giới thiệu đến bạn critical thinking là gì? và một số phương pháp giúp bạn học hiệu quả. Hy vọng với bài viết trên bạn có thể tìm ra cho bản thân mình cách học tối ưu nhất để phát triển bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại website nhé!

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.