Câu bị động kép: Phân loại và cách sử dụng 

Như các bạn đã biết câu bị động kép là dạng nâng cao của câu bị động thông thường. Cấu trúc câu bị động kép có phần phức tạp và khó nhớ hơn khiến cho bạn dễ nhầm lẫn trong làm bài.

Vậy nên hôm nay duhoctms.edu.vn sẽ giúp bạn khám phá những điều tiềm ẩn trong cấu trúc này, hãy cùng theo dõi nhé.

Định nghĩa câu bị động kép

Câu bị động kép hay còn gọi là Double Passive là câu hoặc mệnh đề bao gồm hai động từ ở thể bị động. Trong đó, động từ thứ 2 ở dạng nguyên thể thụ động có TO

Câu bị động kép
Câu bị động kép

Ví dụ về câu bị động kép:

  • It is believed that the hard task will be completed at the moment. 

(Mọi người tin rằng nhiệm vụ khó khăn đấy sẽ được hoàn thành vào ngay lúc này) 

→ The hard task is believed lớn be completed at the moment.

 (Nhiệm vụ khó khăn đấy được tin tưởng là sẽ được hoàn tất vào ngay lúc này) 

  • People thinks that Emma is the most intelligent student in our class. 

(Mọi người nghĩ rằng Emma là học sinh thông minh nhất trong lớp chúng tôi.) 

→ Emma was thought to be the most intelligent students in our class.

 (Emma được nghĩ là học sinh thông minh nhất trong lớp chúng tôi.) 

Nhập mã TMS20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Các dạng câu bị động kép

Dạng bị động đặc biệt có 2 tân ngữ (O)

Dạng bị động đặc biệt có 2 tân ngữ là trường hợp thường xuất hiện ở dạng câu bị động đặc trưng. Bao gồm hai dòng tân ngữ: trực tiếp và gián tiếp

Trong đó, tân ngữ (O) trực tiếp là sự vật, sự việc bị trực tiếp tác động hay mang mối quan hệ chặt chẽ với động từ chính.

Tân ngữ (O) gián tiếp chịu tác động trực tiếp từ động từ chính và mối quan hệ chỉ ở mức tương đối.

Công thức dạng chủ động:

S + V + O1 (tân ngữ gián tiếp) + O2 (tân ngữ trực tiếp)

Ví dụ:

My grandmother gave me money

( Bà của tôi cho tôi tiền)

Trong đó: 

me: tân ngữ gián tiếp

money: tân ngữ trực tiếp

Trường hợp1: Khi tân ngữ (O) gián tiếp làm chủ ngữ chính trong câu

Ta có công thức: S + BE + V3 + O2

Trường hợp2: Khi tân ngữ (O) trực tiếp làm chủ ngữ chính trong câu

Ta có công thức: S + BE + V3 + GIỚI TỪ +  O1

Câu bị động kép ở dạng đặc biệt có 2 tân ngữ
Câu bị động kép ở dạng đặc biệt có 2 tân ngữ

Ví dụ:

She gave me a shirt for my birthday

(Cô ấy tặng tôi 1 chiếc áo sơ mi trong dịp sinh nhật của tôi)

→ I was given a shirt by her for my birthday

(Tôi được cô ấy tặng cho 1 chiếc áo vào dịp sinh nhật của tôi)

A shirt was given to me by her for my birthday.

( Một chiếc áo sơ mi được cô ấy tặng tôi trong dịp sinh nhật).

Dạng bị động đặc biệt với V_ing

Một số trường hợp các động từ thường đứng sau động từ V_ing như: LOVE, ENJOY, LIKE, MIND,…

Công thức dạng chủ động:

V + SB + V_ING

Công thức dạng bị động:

V + SB/STH + BEING + V(P2)

Ví dụ câu bị động kép ở dạng đặc biệt với V_ing:

  • I hate eating a lot of eggs
  • I hate a lot of eggs being eaten

( Tôi ghét việc phải ăn nhiều trứng)

Dạng bị động đặc biệt với động từ tri giác

Dạng bị động với động từ tri giác
Dạng bị động với động từ tri giác

Các động từ tri giác như: SEE, HEAR, WATCH, NOTICE,…được thể hiện dưới cấu trúc câu bị động kép đặc biệt sau:

Công thức dạng chủ động:

S + V + SB + V_ING/ TO V_inf

Công thức dạng bị động:

S + TO BE + V(P2) + V_ING/ TO V_inf

Ví dụ:

I saw her leaving early in the morning

( Tôi nhìn thấy cô ấy rời đi từ sáng sớm)

→ She was seen leaving early in the morning by me

Dạng câu bị động đặc biệt kép

Để nhận biết câu bị động đặc biệt kép ta chú ý vào những từ sau: BELIEVE, EXCEPT, KNOW, THINK,…

Trường hợp khi V1 ở dạng câu chủ động thì hiện hiện tại tiếp diễn, hiện tại đơn, hiện tại hoàn thành.

Ta có công thức câu bị động kép dạng đặc biệt sau:

It is + V1 (P2) + THAT + S2 + V2

Ví dụ câu bị động kép đặc biệt:

People believed that their boss is very easygoing

(Nhiều người cho rằng sếp của họ rất dễ tính)

→ It is believed that their boss is very easygoing

Trường hợp khi v2 ở dạng câu chủ động đang chia thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn.

S2 + AM/IS/ARE + V1(P2) + TO + V2 (nguyên thể)

Ví dụ câu bị động kép ở dạng đặc biệt:

Many students say he is an excellent physical education teacher.

(Nhiều học sinh nói rằng anh ấy là một giáo viên dạy thể dục xuất sắc).

→ It’s said that he’s an excellent physical education teacher.

→ He is said to be an excellent physical education teacher

Trường hợp khi V2 ở dạng câu chủ động đang chia ở thì quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn thành.

S2 + AM/IS/ARE + V1(P2) + TO HAVE + V2(P2)

Ví dụ:

Jack thinks that her mother bought a dress

(Jack nghĩ mẹ anh ấy đã mua một chiếc váy)

Trường hợp khi V1 ở dạng câu chủ động chia ở thì quá khứ tiếp diễn, quá khứ đơn và quá khứ hoàn thành.

Ta có công thức sau:

It was + V1(P2) + THAT + S2 + V2

Ví dụ:

People said that the new math teacher was very strict.

(Mọi người nói rằng giáo viên dạy toán mới rất  nghiêm khắc).

→ It was that the new math teacher was very strict.

Trường hợp khi V2 ở dạng câu chủ động đang chia thì quá khứ đơn.

Ta có công thức sau:

S2 + WAS/WERE + V1(P2) + TO + V2 (nguyên thể)

Ví dụ:

People said that the new member was very tall.

(Mọi người nói rằng thành viên mới rất cao).

→ The new member was said to be very tall.

Dạng bị động đặc biệt với câu mệnh lệnh

Công thức dạng chủ động:

It’s one’s duty to + V_INF

Công thức dạng bị động:

S + TO BE + SUPPOSED TO + V_INF

Ví dụ:

It’s your duty to complete your homework today

(Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành hết bài tập về nhà trong hôm nay).

→ You are supposed to complete homework today.

Công thức dạng chủ động:

It’s necessary to + V_INF

Công thức dạng bị động:

S + MUST/SHOULD + BE  + V2/ED

Ví dụ:

It’s necessary to deal with environmental pollution problems

(Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là cần thiết)

→ Your problems to deal with environmental pollution

Công thức dạng chủ động:

Câu mệnh lệnh thức→ VERB + O

Công thức dạng bị động:

S + MUST/SHOULD + BE  + V2/ED

Ví dụ:

Open your book, please! 

(Làm ơn hãy mở sách của bạn ra)

→ Your book should be opened

Dạng bị động đặc biệt với cấu trúc nhờ ai làm gì

Dạng câu bị động đặc biệt với cấu trúc nhờ ai làm gì
Dạng bị động với động từ tri giác

Ta sử dụng 2 động từ đi kèm là “GET” và “ HAVE” đối với cấu trúc nhờ ai làm gì

Công thức dạng chủ động:

S + HAVE + SB + V

Công thức dạng bị động:

S + HAVE + STH + V2/ED

Ví dụ:

I have my grandmother prepare my breakfast

(Tôi nhờ bà của tôi chuẩn bị giúp bữa sáng).

→ I have breakfast prepared by my grandmother 

Công thức dạng chủ động:

S + GET + SB +  TO + V

Công thức dạng bị động:

S + GET + STH + Vp

Ví dụ:

I got my younger sister buy a book

(Tôi nhờ em gái của tôi mua 1 cuốn vở)

→ I got buy a book by my younger sister

Dạng bị động đặc biệt với MAKE và LET

Công thức dạng chủ động:

S + MAKE + SB + V_INF

Công thức dạng bị động:

S + TOBE + MADE + TO + V_INF

Ví dụ:

They make me do missions on weekends

(Họ bắt tôi làm nhiệm vụ vào cuối tuần).

→ I am made to do missions on weekends

Công thức dạng chủ động:

S + LET + SB + V_INF

Công thức dạng bị động:

LET +SB/STH + BE V2/ED = be allowed to v_inf

Ví dụ:

My parents let me cook dinner

(Bố mẹ để tôi nấu cơm tối)

→ My parents let the dinner be cooked by me

Dạng bị động cùng 7 từ đặc biệt

Công thức dạng chủ động:

S + SUGGEST/REQUIRE/REQUEST/… + that + S + (should) + V_INF + O

Công thức dạng bị động:

It + be + V(p2 of 7 verbs) + THAT + something + be + V(p2)

Ví dụ câu bị động kép với 7 từ đặc biệt:

People suggested that students should take part in extracurricular activities.

 (Mọi người đề xuất rằng học sinh nên tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.)

⟶ It was suggested that extracurricular activities should be taken part in by student.

⟶ It was suggested that the extracurricular activities to be taken part in by student.

Dạng bị động với chủ ngữ giả It

Công thức dạng chủ động:

It + TOBE + adj + for somebody + to V + to do something

Công thức dạng bị động:

It + be + adj + for something + to be done

Ví dụ câu bị động kép với chủ ngữ giả It:

It is impossible for us to complete the new project by next Friday. 

(Việc hoàn thành dự án mới vào thứ sáu tuần tới là một điều không thể với chúng tôi.)

⟶ It is impossible for the new project to be completed by next Friday.

Duhoctms.edu.vn đã tổng hợp các phân loại cấu trúc của câu bị động kép. Hãy đọc thật kỹ các cấu trúc câu bị động kép để phân biệt chúng dùng cho mục đích gì nhé. Hi vọng những kiến thức trên giúp ích cho bạn khi làm bài tập.

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm các ngữ pháp khác tại duhoctms.edu.vn nhé.

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.