Những cấu trúc tiếng Anh thường dễ gây nhầm lẫn

Trong quá trình học tiếng Anh, chúng ta thường sử dụng sai rất nhiều cấu trúc ngữ pháp. Sau đây, duhoctms.edu.vn sẽ giới thiệu đến các bạn những cấu trúc tiếng Anh thường dễ gây nhầm lẫn để các bạn chú ý tránh được những lỗi sai. Cùng tìm hiểu các bạn nhé!

1. Tổng hợp cấu trúc tiếng Anh thường dễ gây nhầm lẫn

  • In case of và in case

a. In case of + N (= If there is/are )

Ví dụ minh hoạ: In case of an emergency, you should call the hospital as soon as possible.

(= If there is an emergency, you should call the hospital)

b. In case + S + do/does/did + V (= Because it may/might happen)

Ví dụ minh hoạ: He bought a fire extinguisher in case there is a fire.

(= He bought a fire extinguisher because there might be a fire.)

  • As a result và as a result of

a. As a result (+ clause) = therefore

Ví dụ minh hoạ: People have not paid enough attention to protecting forests. As a result, millions of hectares of forest are destroyed every year.

b. As a result of (+ noun phrase) = because of

Nhập mã TMS20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Ví dụ minh hoạ: The accident happened as a result of the fog.

cấu trúc tiếng Anh thường dễ gây nhầm lẫn
Tổng hợp cấu trúc tiếng Anh thường dễ gây nhầm lẫn
  • Hardly và no sooner: ngay khi

a. Hardly + clause 1 + when + clause 2

Ví dụ minh hoạ: Hardly will he come when he wants to leave.

b. No sooner + clause 1 + than + clause 2

Ví dụ minh hoạ: No sooner does she receive her salary than she spends it all.

  • Like doing something và would like to do something

a. Like doing something: Diễn tả một sở thích, thường là có tính chất lâu dài

Ví dụ minh hoạ: I like playing football. = My hobby is playing football.

b. Would like to do something: Diễn tả một sở thích, một ý muốn nhất thời tại thời điểm nói.

Ví dụ minh hoạ: I’d like to drink some coffee. = I want to drink some coffee now.

  • Not like to do something và not like doing something

a. Not like to do something: diễn tả một việc người nói không thích và không làm

Ví dụ minh hoạ: I don’t like to go for a walk.

b. Not like doing something: diễn tả một việc người nói không thích nhưng vẫn phải làm

Ví dụ minh hoạ: I don’t like going to school everyday.

  • Remember to do something và remember doing something:

a. Remember to do something: (Nhớ phải làm gì)

Ví dụ minh hoạ: I remember to lock the door before going to bed. (Tôi nhớ phải khóa cửa trước khi đi ngủ)

b. Remember doing something: (Nhớ là đã làm gì)

Ví dụ minh hoạ: I remember locking the door before going to bed. (Tôi nhớ là đã khóa cửa trước khi đi ngủ)

  • Regret to do something và regret doing something

a. Regret to do something: (Hối tiếc vì phải làm gì) – Hoạt động ở thì hiện tại

Ví dụ minh hoạ: I regret to inform you that you are not qualified enough to work in our company. (Tôi rất tiếc phải thông báo rằng bạn không đủ năng lực làm việc ở công ty chúng tôi.)

b. Regret doing something: (Hối tiếc vì đã làm gì) – Hối tiếc hoạt động đã xảy ra trong quá khứ

Ví dụ minh hoạ: She regrets shouting at her boyfriend. (Cô ấy hối hận vì đã to tiếng với bạn trai mình.)

  • Forget to do something và forget doing something:

a. Forget to do something: (Quên không làm gì)

Ví dụ minh hoạ: I forget to turn off lights before going out. (Tôi quên chưa tắt đèn trước khi ra ngoài rồi)

b. Forget doing something: (Làm gì nhưng đã quên)

Ví dụ minh hoạ: I forget borrowing money from my mother. (Tôi quên là đã vay tiền mẹ tôi.)

cấu trúc tiếng Anh thường dễ gây nhầm lẫn
Forget to do something và forget doing something
  • Try to do something và try doing something

a. Try to do something: (Cố gắng làm gì)

Ví dụ minh hoạ: I’m trying to pass the exam with flying colors. (Tôi đang cố gắng để vượt qua kỳ thi với số điểm cao.)

b. Try doing something: (Thử làm gì)

Ví dụ minh hoạ: Why don’t you try wearing something different? (Tại sao bạn không thử mặc thứ gì đó khác biệt nhỉ?)

  • So và so that:

a. So: Dùng để chỉ kết quả của hành động

Ví dụ minh hoạ: She didn’t talk to his father sincerely, so they still misunderstood each other. (Cô ấy đã không nói chuyện thành thật với bố nên hai người vẫn đang hiểu lầm nhau.)

b. So that: Dùng để chỉ mục đích của hành động. (= in order to)

Ví dụ minh hoạ: She gets up early, so that she can catch the first train. (Cô ấy dậy sớm để có thể bắt kịp chuyến tàu đầu tiên.)

  • Should do something và should have done something:

a. Should do something: (Nên làm gì)

Ví dụ minh hoạ: You should come to meet her after the class. (Bạn nên tới gặp cô ấy sau giờ học.)

b. Should have done something: (Lẽ ra thì nên làm gì)

Ví dụ minh hoạ: You should have come to meet her yesterday. (Lẽ ra hôm qua bạn nên gặp cô ấy rồi.)

  • Stop to do something và stop doing something:

a. Stop to do something: (Dừng lại để làm gì)

Ví dụ minh hoạ: I stop to greet my old teacher.(Tôi dừng xe lại để chào cô giáo cũ của mình.)

b. Stop doing something: (Dừng làm việc gì)

Ví dụ minh hoạ: I stopped playing computer games when my mom came home. (Tôi dừng chơi điện tử khi mẹ về.)

  • used to và be used to

a. Used to V: đã từng quen làm việc gì trong quá khứ, nhưng bây giờ không còn thói quen đó nữa.

Ví dụ minh hoạ: I used to stay up late, There used to be a house.

b. Be/get used to V_ing: Quen với việc gì.

Ví dụ minh hoạ: I am used to seeing her every day

  • Mean to V và Mean V-ing

a. Mean to V: Có ý định

Ví dụ minh hoạ: I didn’t mean to hurt you. (Tôi không muốn làm bạn tổn thương.)

b. Mean V-ing: Có nghĩa là

Ví dụ minh hoạ: Working as a milkman means having to get up at 4 a.m. (Làm người đưa sữa có nghĩa là phải thức dậy lúc 4h sáng)

  • Go on V-ing và Go on to V

a. Go on V-ing: Tiếp tục công việc gì đang làm

Ví dụ minh hoạ: He went on complaining about his flight. (Anh ta tiếp tục than phiền về chuyến bay.)

b. Go on to V: Tiếp tục làm việc khác

Ví dụ minh hoạ: After having a shower, she went on to do her homework. (Sau khi tắm cô ấy tiếp tục làm bài tập về nhà.)

2. Một số cặp cấu trúc khác

Can/ Could/ (Be) able to

Can: Chúng ta dùng can khi muốnmiêu tả một điều gì được cho phép hoặc khi ai đó có khả năng thực hiện một điều gì đó.

Ví dụ minh hoạ: I can see you tomorrow in the city centre.

Khi muốn xin phép điều gì đó (trong văn nói), chúng ta nên sử dụng may vì đây là cách nói lịch sự hơn.

Ví dụ minh hoạ: May I open the window please?

Could: Là quá khứ của “can”. Tuy nhiên, trong văn nói, nhất là khi muốn xin phép điều gì đó, chúng ta cũng có thể dùng Could ở mốc thời gian hiện tại.

Ví dụ minh hoạ: Yesterday I could hear your presentation well.

cấu trúc tiếng Anh thường dễ gây nhầm lẫn
Can/ Could/ (Be) able to

(Be) able to: Sử dụng be able to khi muốn miêu tả một hành động vào một tình huống hoặc một thời điểm cụ thể.

Ví dụ minh hoạ: Last night there was serious traffic congestion. However, we were still able to get to the airport on time. (không dùng could trong trường hợp này).

During/ While

Mặc dù cùng mang nghĩa tương tự nhau là “trong khi”, nhưng during lại đi cùng với danh từ, trong khi đó while theo sau bởi một câu hoàn chỉnh (có chủ ngữ và động từ).

Ví dụ minh hoạ: I made a lot of friends during my study in the UK/ I made a lot of friends while I was studying in the UK.

Quite/ Pretty/ Rather/ Fairly

Quite: Được sử dụng nhiều trong văn viết, với ý nghĩa là “khá”. Chúng ta có thể sử dụng quite trước mạo từ a/an.

Ví dụ minh hoạ: My grandparents have quite a big garden.

Ngoài ra, quite cũng mang nghĩa là hoàn toàn (completely). Quite cũng có thể đứng trước động từ.

Ví dụ minh hoạ: I quite enjoy the badminton match yesterday, but I expected a different result.

Pretty: Mặc dù cũng mang nghĩa là “khá” như từ quite. Nhưng đây là từ chỉ nên sử dụng trong văn nói. Bạn thường thấy nó xuất hiện trong các bộ phim tiếng Anh.

Ví dụ minh hoạ: I meet my girlfriend pretty often.

Rather: thường được sử dụng cho các trải nghiệm tiêu cực.

Ví dụ minh hoạ: She is rather over-confident. I think she should listen to others.

Khi dùng rather để miêu tả một trải nghiệm tích cực, nó thường là một trải nghiệm bất ngờ và không có sự mong đợi.

Ví dụ minh hoạ: This fridge is rather well-designed. Where did you buy it? 

Fairly: mang ý nghĩa yếu hơn so với quite/ rather/ pretty. Nó thường sử dụng để miêu tả một điều gì đó dưới sự mong đợi của chúng ta.

Ví dụ minh hoạ: This car is fairly cheap, but I would like a car with more powerful engines.

Although/ Though/ Even though/ In spite of/ Despite

Although: Sau although sẽ là một câu hoàn thiện.

Ví dụ minh hoạ: Although the weather was not as good as we expected yesterday, we still went camping.

In spite of/ Despite: Sau 2 cấu trúc câu này sẽ là danh từ hoặc Verb-ing. Các bạn nên nhớ không thêm of sau despite trong mọi trường hợp.

Ví dụ minh hoạ:

In spite of the global financial crisis, his company was still profitable. 
Hoặc: Despite the global financial crisis, his company was still profitable.

Though/ Even though:

Though đồng nghĩa với Although. Trong văn nói though có thể đứng cuối câu.

Ví dụ minh hoạ: He has bad academic performance. He is clever though.

Even though cũng đồng nghĩa với Although. Nhưng vì có từ Even nên nó mang nghĩa mạnh hơn.

Ví dụ minh hoạ: Even though I spent the whole yesterday afternoon going to many shops in Hanoi, I could not find my favourite sunglass.

By/ Until

Chúng ta sử dụng by khi một hành động sẽ xảy ra ở tương lai. Còn, until được sử dụng để miêu tả một hành động sẽ tiếp tục xảy ra đến một thời điểm ở tương lai.

Ví dụ minh hoạ:

  • I will be back in Hanoi by next Thursday (từ bây giờ đến thứ năm tuần sau tôi sẽ không ở Hà Nội).
  • I will be in Hanoi until next Thursday (tôi sẽ ở Hà Nội đến thứ năm tuần sau, sau đó tôi sẽ rời đi).

Be/ Get used to something

Sau cả 2 cấu trúc câu này, phải có danh từ hoặc Verb-ing.

Ví dụ minh hoạ: I get used to walking to college as a student living in Europe. (không phải I get used to walk to college…)

I am used to doing và I used to do là hai cấu trúc khác nhau. Cấu trúc trước miêu tả một điều gì đó tôi đã quen và không còn thấy lạ lẫm. Cấu trúc sau miêu tả một hành động tôi thường làm trong quá khứ nhưng bây giờ thì không.

Ví dụ minh hoạ: I am used to the unpredictable weather in Vietnam. / I used to get sick easily during my first months of living in Vietnam, but now I can adapt it.

Trên đây là những cấu trúc tiếng Anh thường dễ gây nhầm lẫn mà các bạn cần lưu ý. Hãy note lại để khi học bài mang ra sử dụng cho đúng nhé. Duhoctms.edu.vn chúc các bạn học tập tốt tiếng Anh.

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.